Chắc hẳn ai cũng đều quá quen thuộc với các vị trí làm việc theo hình thức full-time và part-time. Trong khi đó, có lẽ cụm từ “Cộng tác viên” bắt đầu lên “xu hướng” những năm gần đây khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Công việc Cộng tác viên dần được quan tâm hơn bởi mọi người có thêm lựa chọn để tăng thêm thu nhập.
Cộng tác viên có thể được xem là vị trí không chính thức trong cấu trúc hoạt động của của doanh nghiệp hay tổ chức, vì vậy sẽ không có sự ràng buộc với doanh nghiệp. Họ là những người làm việc tự do, không phải lên văn phòng 8 tiếng/ngày. Cộng tác viên sẽ được trả lương xứng đáng dựa theo hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Nhằm tiết kiệm chi phí điều hành cũng như thúc đẩy kinh doanh, nhiều doanh nghiệp gần đây đã lựa chọn giải pháp tuyển dụng cộng tác viên thay vì chính thức.
Cộng tác viên là gì?
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán lẻ, cung cấp dịch vụ áp dụng và triển khai xây dựng hệ thống CTV bán hàng. Mô hình kinh doanh này giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, gia tăng nhận diện thương hiệu cũng như tăng doanh thu bán hàng một cách nhanh chóng.
Dưới đây là những lý do các doanh nghiệp có xu hướng triển khai xây dựng đội ngũ Cộng tác viên (CTV):
Đối với một doanh nghiệp, việc xây dựng đội ngũ CTV (Affiliate Marketing) sẽ giúp họ mở rộng phạm vi tiếp cận những khách hàng tiềm năng mà không cần phải chi tiêu quá nhiều cho ngân sách quảng cáo hay các hoạt động tiếp thị khác. Cộng tác viên luôn là người tiếp cận trực tiếp với khách hàng và hiểu rõ họ cần gì. Khác với đội ngũ bán hàng (Sales), mô hình CTV này có thể dễ dàng hoạt động và kiếm tiền mọi lúc, mọi nơi. Kết quả là doanh nghiệp có cơ hội đạt được một nguồn doanh thu mới từ những tập khách hàng mục tiêu tiềm năng lớn và đa dạng. Đây cũng được xem là phễu bán hàng thụ động đối với một doanh nghiệp mong muốn phát triển quy mô nhanh chóng.
Xây dựng đội ngũ CTV giúp mở rộng phạm vi tiếp cận những khách hàng tiềm năng
Xây dựng đội ngũ CTV được coi là một lợi thế cho doanh nghiệp để quảng bá hình ảnh và tăng nhận diện thương hiệu mà không hề tốn kém chi phí tiếp thị. Bởi tham gia vào mô hình CTV hay Affiliate Marketing đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có một cộng đồng, một đội ngũ đông đảo đưa hình ảnh doanh nghiệp đến gần hơn với các khách hàng mục tiêu tiềm năng trong vòng kết nối bạn bè của họ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tận dụng được lượng backlink chất lượng từ mô hình CTV – yếu tố quan trọng trong SEO website.
CTV giúp gia tăng nhận diện thương hiệu
Làm thế nào để một doanh nghiệp có thể kiểm soát hàng nghìn CTV?
Có lẽ một câu hỏi về quản lý đội ngũ CTV như thế nào sẽ được đặt ra từ các nhà doanh nghiệp khi họ xây dựng lên tới hàng nghìn CTV bán hàng: Làm thế nào để có thể kiểm soát hàng nghìn CTV hay các nhà tiếp thị liên kết (Affiliate)? ITBee Solutions sẽ giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi này. Với Hệ thống quản lý đại lý, cộng tác viên, membership, affiliate (BeeAffiliate) tối ưu các chức năng, ITBee Solutions đảm bảo các lợi ích cần thiết như:
Bất cứ doanh nghiệp nào khi bắt đầu đi vào hoạt động đều mong muốn tối ưu chi phí không chỉ về điều hành mà còn nhân sự. Thay vì tuyển thêm nhân sự kinh doanh hay Marketing thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bao gồm lương cứng, chế độ đãi ngộ hay cơ sở vật chất bằng cách xây dựng đội ngũ Cộng tác viên (CTV) hùng mạnh mà không có bất kỳ sự ràng buộc nào. CTV sẽ chỉ nhận được hoa hồng khi đơn hàng đã được chuyển giao thành công. Đối với CTV, việc nhận được mức lương tương xứng dựa trên thành quả lao động cũng sẽ thúc đẩy họ làm việc hiệu quả và đạt đúng chỉ tiêu đề ra.
CTV giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành
Bình luận